1. Tìm hiểu gỗ MDF An Cường là gì?
Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) là một loại gỗ công nghiệp có độ dày trung bình, khá cứng và chắc chắn. Để sản xuất chúng, người ta sẽ nén ép một lượng lớn sợi gỗ với keo hoặc các chất kết dính ở ngưỡng nhiệt độ và áp suất cao. Chính vì thế, thi công nội thất gỗ công nghiệp MDF luôn được đánh giá cao về độ bền sản phẩm.
Thành phần cấu tạo chính của một tấm ván gỗ MDF An Cường sẽ bao gồm:
- Bột sợi gỗ (chiếm tỷ lệ trung bình).
- Chất kết dính (keo UF hoặc keo PF).
- Sáp Parafin (Paraffin Wax).
- Bột độn vô cơ.
- Chất bảo vệ gỗ (chống mối mọt, cong vênh, chống thấm nước).
2. Phân loại gỗ MDF An Cường
Có 2 loại gỗ MDF An Cường phổ biến nhất, đó là: Gỗ MDF loại thường và gỗ MDF lõi xanh chống ẩm. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về từng loại ở phía bên dưới.
2.1 Ván MDF An Cường loại thường
Gỗ MDF An Cường loại thường có bề mặt phẳng và khá mịn màng. Chúng có lõi màu vàng nhạt đặc trưng và có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu kỹ thuật cao trong sản xuất và thi công nội thất.
Tuy nhiên, khả năng chống thấm nước của gỗ MDF An Cường loại thường không quá nổi trội. Chúng dễ bị hư hỏng nếu phải tiếp xúc trong môi trường có độ ẩm cao.
2.2 Gỗ MDF lõi xanh chống ẩm An Cường
Để phân biệt gỗ MDF loại thường với gỗ MDF loại chống ẩm, bạn chỉ cần nhìn vào màu sắc của lõi. Lõi của gỗ MDF chống ẩm sẽ có màu xanh lá cây, khác biệt hoàn toàn với màu vàng nhạt của gỗ MDF loại thường. Nhà sản xuất sẽ thêm vào trong thành phần gỗ những chất phụ gia đặc biệt để tăng khả năng chống ẩm và độ bền của ván.
Với khả năng chống ẩm vượt trội, gỗ MDF lõi xanh An Cường được ưu tiên sử dụng để thi công nội thất cho những khu vực có độ ẩm cao như: phòng bếp, phòng tắm, sân thượng, ban công,…
3. Các lớp phủ bề mặt gỗ MDF phổ biến hiện nay
Gỗ MDF thường được phủ trên bề mặt bằng: Melamine, Laminate, Acrylic hoặc Veneer,… để tăng độ bền và tạo ra sự đa dạng mẫu mã cho nội thất gỗ công nghiệp. Mỗi chất liệu phủ sẽ có những ưu điểm và giá thành riêng.
Cùng S-housing tìm hiểu rõ hơn về các loại lớp phủ bề mặt gỗ MDF phổ biến nhất hiện nay ở bên dưới nhé!
3.1 Lớp phủ Laminate
Lớp phủ Laminate là một “gương mặt” đã không còn quá xa lạ trong lĩnh vực thiết kế thi công nội thất gỗ công nghiệp. Sau khi dán chồng nhiều lớp giấy kraft (đã được xử lý phenol) hoặc nhựa melamine với nhau, người ta sẽ phủ lên bề mặt của chúng một loại keo hoặc nhựa chịu nhiệt để tạo thành một tấm Laminate hoàn thiện, cứng cáp và có độ bền cao.
Ưu điểm:
- Vật liệu thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
- Có khả năng chịu mài mòn và lực va đập tốt. Trong đó, khả năng chống trầy xước là ưu điểm nổi trội nhất của Laminate.
- Khả năng chống nước tốt, phù hợp với những khu vực có độ ẩm cao.
- Bề mặt Laminate láng mịn, không bám bụi nên dễ vệ sinh và bảo dưỡng.
- Màu sắc và hoa văn cực kỳ đa dạng: màu đơn sắc, màu vân gỗ, vân đá,…
- Giá thi công gỗ MDF phủ Laminate rẻ nhất so với những loại nội thất gỗ khác. Từ đó giúp người dùng tiết kiệm nhiều chi phí đầu tư.
3.2 Lớp phủ Melamine
Lớp phủ Melamine thường được dùng để tăng thêm độ bền, độ chắc chắn và giá trị thẩm mỹ cho nội thất gỗ công nghiệp MDF. Cấu tạo cơ bản của vật liệu này bao gồm 3 lớp:
- Lớp giấy nến (Kraft Paper): là yếu tố quyết định độ dày, độ cứng của lớp phủ Melamine.
- Lớp phim họa tiết (Decorative Paper): là yếu tố tạo nên sự đa dạng mẫu mã của lớp phủ Melamine.
- Lớp màng phủ ngoài (Overlay): là một lớp keo trong suốt giúp tăng độ bền cho Melamine.